Lạng Sơn không chỉ có cảnh đẹp mà như bao nơi khác nơi đây luôn có những món ăn rât ngon. Những món ăn tại đây được chế biến từ các loại nguyên liệu tươi sống do chính người dân nuôi trồng. Tất cả đều được chọn lọc và kết hợp cùng khẩu vị, văn hóa ẩm thực người dân địa phương mang lại món ăn “hết sảy” cho người thưởng thức.
Với giá thành không hề đắt đỏ, những món đặc sản Lạng Sơn dân dã và hấp dẫn chắc chắn sẽ là điều bạn không thể bỏ qua khi có dịp tham quan vùng đất này. Hãy cùng Công ty di lịch khám phá và tìm hiểu thêm về ẩm thực Lạng Sơn qua thông tin bài viết dưới đây nhé!
Khám phá thiên đường ẩm thực Lạng Sơn @internet
1. Phở Chua
Phở Chua được chế biến khá cầu kỳ và có hương vị độc lạ, hấp dẫn riêng mà không món ăn nào lẫn vào được. Mặc dù Phở Chua khá phổ biến tại các tỉnh miền núi, nhưng không ở đâu ngon và độc đáo như ở Lạng Sơn.
Món ăn gồm hai phần chính là sợi phở và nước lèo. Sợi phở được chế biến có độ dai mềm vừa phải, ăn kèm khoai lang, gan lợn, dạ dày, thịt ba chỉ, xá xíu, bột chao, lạp xưởng, đậu phộng rang… Bánh phở và các nguyên liệu hòa trộn vào nhau, kết hợp với nước sốt tạo nên vị chua chua mang lại trải nghiệm không thể lẫn vào đâu được.
Giá cho mỗi tô phở chua đậm chất Hà Tĩnh dao động từ 25,000 đến 35,000 VND. Địa chỉ tham khảo:
Nhà hàng Thảo Viên: 57 Phai Vệ, Đông Kinh, TP. Lạng Sơn, Lạng Sơn
Quán Hải Xồm – 32 Bà Triệu, Hoàng Văn Thụ, TP. Lạng Sơn, Lạng Sơn
Nội dung chính (Table of Contents)
Cách làm phở chua Lạng sơn
Nguyên liệu làm Phở chua Lạng SơnCho 4 người
Bánh phở khô 100 gr(có thể sử dụng phở gói hoặc phở tươi) Thịt nạc vai 500 gr Bột năng 1 thìa cà phê Bột xá xíu 50 gr Hành phi 10 gr Đậu phộng rang 10 gr Khoai lang 1 củ Hành 2 củ Tỏi 10 gr Rau sống 100 gr
Cách chọn mua nguyên liệu
Cách chọn mua thịt nạc vai ngon
- Chọn thịt có màu hồng tươi, không chọn thịt có màu đỏ sậm hay quá nhợt nhạt, màu ngả xanh và có mùi hôi.
- Bạn có thể dùng tay ấn vào thịt, nếu thịt có độ đàn hồi lập tức là thịt ngon, đồng thời chạm vào không có chảy nước, dịch, hay không cảm thấy nhớt là được.
Cách chọn mua khoai lang ngon
- Bạn nên chọn củ còn tươi, tốt nhất là vừa thu hoạch, ở phần cuống vẫn còn nhựa bám.
- Nên mua những củ có kích cỡ vừa phải, không nên chọn những củ quá to vì chúng có thể bị sượng và có xơ không ngon.
- Tránh mua những củ thân không còn nguyên vẹn, bị nứt, có vết cắn, có lỗ đen trên thân, chúng thường có mùi hăng gây khó chịu.
Cách chế biến Phở chua Lạng Sơn
- 1
Sơ chế nguyên liệu
Thịt rửa với nước muối loãng cho bớt mùi hôi, sau đó rửa lại với nước sạch và cắt ra làm đôi, ướp 1 muỗng muối, trộn đều.
Luộc thịt với nước sôi có cho thêm 1 ít muối, giúp thịt có vị đậm đà hơn trong khoảng 7 – 10 phút. Sau đó vớt ra cho vào dĩa riêng.
Khoai lang gọt sạch vỏ, rửa sạch. Bào thành từng sợi nhỏ.
Hành, tỏi và ớt rửa sạch, sau đó đem băm nhỏ.
Lưu ý:
-
- Tuỳ vào kích cỡ miếng thịt cắt, có thể luộc nhanh hay lâu hơn.
- Bạn cũng không nên cắt thịt quá nhỏ, việc này khiến thịt bị khô, cứng không còn mềm khi luộc.
- Khoai lang nên gọt xong củ nào cho vào thau nước pha muối loãng để ngâm, giúp khoai không bị thâm đen giữ được màu vàng đẹp
- 2
Làm thịt xá xíu
Cho vào thịt 1 thìa cà phê bột xá xíu, 1 thìa dầu hào, 1 thìa nước tương, 1 thìa nước mắm trộn đều và ướp thịt trong khoảng 20 – 30 phút.
Sau đó cho thịt vào áp chảo cho thịt ngấm đều gia vị với lửa vừa, thấy thịt có mùi thơm, bên ngoài hơi cháy xém là được.
Mách bạn: Làm thịt xá xíu có rất nhiều cách, bạn có thể không cần luộc thịt trước đó. Sau khi ướp thịt, cho thịt vào chảo đảo đều cho thịt săn lại. Thêm vào đó ít nước, đậy nắp chờ cho đến khi nước sệt lại thịt chín là được.
- 3
Trụng bánh phở
Cho bánh phở vào nồi nước sôi chần qua trong 30 giây thì vớt ra. Xả lại dưới dòng nước lạnh để bánh phở còn dai ngon không bị nát.
Mẹo trụng bánh phở ngon
-
- Phở khô mua về, nên ngâm trong nước lọc khoảng 60 phút, nếu là nước ấm thì 30 phút, chờ đến khi bánh phở chuyển từ trắng đục sang trắng trong.
- Cho vào nồi nước sôi luộc khoảng 30 – 60 giây, không được đậy nắp nồi. Xả lại với nước lạnh, vớt ra đợi ráo sẽ giúp bánh phở dai ngon không bị bở.
- 4
Làm nước sốt phở chua
Thêm vào chảo 1 chén nước cho 2 thìa đường, 1 thìa dầu hào, 1 thìa nước tương, 1 thìa nước nắm, 2 thìa giấm. Cho vào chén 1 thìa bột năng trộn thêm ít nước đánh tan. Lấy ra 3 thìa cho vào chảo nước sốt trước đó.
Cho vào 1/2 thìa bột xá xíu, thêm 1 thìa dầu hào. Cho ra chén chỉ cần thêm ít ớt, tỏi băm là xong.
Mách bạn: Bạn có thể thêm hay không thêm bột năng pha nước tuỳ sở thích, bột năng có tác dụng giúp nước sốt có độ sền sệt hơn nhé!
- 5
Chiên khoai lang
Lấy khoai lang bào nhỏ cho từ từ vào chảo dầu chiên với lửa nhỏ cho đến khi khoai lang vàng đều là được.
Mách bạn:
-
- Lúc đầu thả khoai vào nên trải đều ra, chờ cho khoai hơi vàng, định hình rồi mới dùng đũa đảo đều tránh làm khoai bị nát.
- Chỉ chờ khi dầu thật sự sôi mới cho khoai lang vào nếu không khoai sẽ không được giòn mà bị bở.
- 6
Hoàn thành
Thịt xá xíu đem cắt thành từng lát từ 1 – 2cm.
Cho bánh phở vào tô rắc lên ít hành phi, thêm khoai chiên, rau sống, đậu phộng rang, thịt cắt lát lên trên và chan đều nước sốt là có thể dùng rồi.
Mách bạn: Bạn nên cắt thịt theo đúng chiều dọc thớ, khi ăn sẽ tạo cảm giác thịt mềm không bị sơ khô.
- 7
Thành phẩm
Món phở chua mới lạ với hương vị đậm đà của nước sốt quyện cùng từng lát thịt áp chảo thơm phức, mềm mềm, vị giòn giòn của khoai lang chiên và bùi bùi của đậu phộng rang khiến bạn ăn hoài không ngán!
2. Bánh cuốn trứng
Bánh cuốn trứng cũng tương tự như bánh cuốn thường thấy, là sẽ được tráng một lớp bột nước gạo, nhưng phần nhân thay vì là thịt thì sẽ là trứng gà. Trứng được đập trực tiếp vào bánh và tráng mỏng đều, đậy nắp lại cho chín.
Sau khi chín bánh sẽ được lấy ra rắc thêm thịt băm và hành phi. Trước khi cho vào miệng, bạn đừng quên chấm một chút nước chấm riêng biệt mang lại hương vị “độc nhất” nhé. Hương trứng thơm, cùng bột bánh dẻo dẻo, mềm mịn, tạo nên món ăn khá thú vị và cuốn hút.
Giá cho mỗi cuốn trứng rất rẻ, chỉ từ 7,000 VND/ cuốn, khi thưởng thức bạn có thể thoải mái gọi số lượng phù hợp với sức ăn của mình. Địa chỉ ăn bánh cuốn trứng – đặc sản Lạng Sơn ngon:
Quán bánh cuốn Thục Oanh: trên đường Lê Lợi, TP. Lạng Sơn.
Quán bánh cuốn Trần Đăng Ninh: đường Trần Đăng Ninh, TP. Lạng Sơn
3. Nem nướng Hữu Lũng
Nếu bạn muốn mua đặc sản Lạng Sơn làm quà, thì nem nướng Hữu Lũng sẽ là lựa chọn không thể bỏ qua. Món ăn được chế biến từ nguyên liệu chính là thịt lợn và bì lợn cắt nhỏ, kết hợp cùng thính, gói lại bằng lá chuối tươi.
Nem nướng Hữu Lũng lạ miệng @internet
Sau một thời gian ngắn nem sẽ lên men và có vị chua chua, khi muốn ăn chỉ cần bắc lên bếp nướng là đã có được món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Món ăn vừa có vị chua, kèm thêm hương vị được gia giảm vừa phải, khi ăn sẽ có cảm giác mềm và dai dai của thịt lợn cùng bì lợn.
Nem nướng Hữu Lũng không chỉ trở thành món ăn đặc biệt trong các bữa cỗ, bữa tiệc tại Lạng Sơn mà đã trở thành món ăn phổ biến trên mâm cơm gia đình, thậm chí được du khách khắp nơi yêu thích. Bạn có thể tìm mua món ăn này tại các cửa hàng đặc sản tại khu vực Hữu Lũng, Lạng Sơn với giá khoảng từ 50,000 VND/ phần.
Địa chỉ tham khảo: Số 16, đường Quang Trung, TP. Lạng Sơn
4. Khâu nhục
Khâu nhục được biết đến là món ăn đặc trưng tại xứ Lạng và cũng là đặc sản Lạng Sơn nổi tiếng. Món ăn được chế biến từ thịt ba chỉ, ướp cùng nhiều loại gia vị khác nhau và thực hiện hấp cách thủy trong thời gian dài. Giúp món ăn có hương vị đậm đà và mềm tan trong miệng.
Khâu nhục phù hợp nhất là ăn cùng xôi, cơm hoặc bánh mì. Không giống như Khâu nhục của Trung Quốc, món ăn này có hương vị rất riêng và có mùi thơm cuốn hút, khi ăn vào chắc chắn sẽ khiến bạn khó mà quên được.
Giá cho món khâu nhục độc đáo là khoảng 200,000 đến 300,000 VND/ ký. Địa chỉ tham khảo:
Nhà hàng Minh Quang: 44 Ngô Quyền, TP. Lạng Sơn, Lạng Sơn
Món Khâu nhục béo ngậy, thơm ngon @im_pcz
5. Vịt quay
Đến với Lạng Sơn bạn không thể bỏ qua món Vịt quay mang hương vị đặc trưng, khác biệt ngay lần đầu thưởng thức. Vịt được lựa chọn những con tươi, mập mạp và làm sạch sẽ, tẩm ướp nhiều loại gia vị cho thấm đậm đà như: hành, tiêu, lá mắc mật. Sau đó được mang đi quay trong chảo dầu đến khi chín vàng thì đem ra để ráo dầu.
Vịt quay lá mắc mật @internet
Khi thưởng thức món ăn này bạn sẽ thấy các loại gia vị thấm đều, thịt vịt dày và thơm, mang sự cuốn hút rất riêng mà không hề gây ngán. Còn gì bằng khi ăn một miếng vịt quay chấm cùng xì dầu, dù ăn không hay kết hợp cùng cơm, bánh mì thì đều sẽ khiến bạn say đắm không thôi.
Giá trung bình cho 01 con vịt quay dao động từ 300,000 đến 500,000 VND. Địa chỉ tham khảo:
Vịt Quay Hùng Hưng Biên Cương Xứ Lạng: Số 13 Bắc Sơn, Phường Vĩnh Trại, Thành phố Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn.
Quán vịt quay Hương Nga: 164 Bắc Sơn, Hoàng Văn Thụ, Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Cách làm vịt quay Lạng Sơn đúng chuẩn
Vịt quay lạng sơn là món đặc sản mang đậm bản sắc dân tộc vùng núi trung du Việt Nam. Được chế biến từ từ vịt bầu Thất Khê ướp lá móc mật quay lên với lớp mỡ chảy và da giòn rụm thơm ngon khiến cho ngay cả những du khách nước ngoài cũng không thể cưỡng lại được. Vậy như thế nào là vịt quay chuẩn Lạng Sơn và cách chế biến nó như thể nào ?
Để giải đáp cho câu hỏi này tôi đã phải nhờ một người bạn thân dẫn lên vừng núi Lạng Sơn để tìm đến của hàng vịt quay gia truyền 22 năm của ông Hoa để nhờ ông mách cho một số mẹo quay vịt. Sau một thời gian cũng khá lâu tôi cũng tích lũy được một số kinh nghiệm và tự tin có thể chi sẻ đến các bạn một mẻ vịt quay lạng sơn thơm ngon.
Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn mọi người chế biến món vịt quay chuẩn lạng sơn bằng chính những kinh nghiệm và mẹo mà tôi đã học được từ bác Hoa nhé nhé !
Bí quyết làm vịt quay chuẩn Lạng Sơn
Để làm món vịt quay lạng sơn ngon chúng ta cần làm theo đúng 4 bước sau đây:
- Chuẩn bị, sơ chế
- Ướp vịt
- Phơi vịt
- Quay vịt
Bây giờ chúng ta sẽ đi vào chi tiết các bước chế biến
Vịt quay Lạng Sơn nổi tiếng
1. Chuẩn bị trước khi làm món vịt quay lạng sơn
Chọn mua vịt:
Vịt bầu Thất Khê
Để làm món vịt quay chuẩn lạng sơn nhất nếu có điều kiện các bạn nên tìm mua vịt bầu Thất Khê .Còn nếu không được thì những loại vịt bình thường cũng sẽ không làm giảm mùi vị món vịt quay lạng sơn của các bạn đi nhiều lắm.
Khi mua bạn nên chọn vịt trưởng thành và béo, ức tròn, da bụng dày và mọc đủ lông với cân nặng trên 3 cân ( Nên chọn vịt đực bởi thịt sẽ ngon, thơm hơn vịt cái )
Mua vịt còn còn sống và bảo người bán làm hoặc mang về nhà sơ chế luôn để đảm bảo độ tươi giúp thịt vịt chắc không bị bở.( vặt lông vịt bằng tay…tránh vặt bằng máy bởi vặt bằng máy thì thịt vịt sẽ bị nát )
Chuẩn bị gia vị :
- Quả móc mật khô: 10gr
- Lá móc mật tươi: 10gr
- Hành khô: 3 củ
- Dấm: 3 thìa cà phê
- Gừng: 1 củ
- Xả 2 nhánh xả
- Dầu mè 2 thìa cà phê
- Nước tương( Xì dầu ) : 4 thìa cà phê
- Đậu phụ nhí hoặc chao: 1 miếng (không có cũng được)
- Các gia vị như hạt nêm, bột ngọt, muối đường…
- 100ml mật ong hoặc mạch nha (mỗi loại đều có ưu điểm riêng: mật ong thanh, ngọt dịu nhưng việc lên màu cần nhiều kinh nghiệm, còn mạch nha thì ngọt đậm và lên màu dễ hơn)
Lá móc mật đặc sản vùng núi Lạng Sơn
Quả móc mật khô
Trong các gia vị ở trên thì đa phần đều dễ kiếm ở mọi khu chợ. Ngay cả lá móc mật tại thời điểm bây giờ cũng có thể mua dễ dàng tại các hệ thống siêu thị lớn rồi
Sơ chế vịt
- Vặt lông kĩ, cắt tiết và loại bỏ nội tạng, dùng rượu trắng rửa qua vịt để loại bỏ mùi hôi
- Không mổ phanh bụng vịt chỉ để một lỗ ở phần dưới bụng
- Xát muối kĩ chỗ cắt tiết tránh vi khuẩn lan ra vì lát nữa các bạn sẽ phải phơi vịt khá lâu để da vịt ráo nước
- Lưu ý không làm gãy xương vịt khi sơ chế
2. Cách ướp vịt quay lạng sơn chuẩn vị
Làm nước nhân
Hỗn hợp nước nhân đặc quánh
- Đầu tiên bạn cần rửa sạch các gia vị sau đó thái hành khô và phi lên, không nên mua hành phi săn vì thường đó là hành tàu kém thơm, dậy mùi
- Đập dập sả, gừng, tỏi và băm nhỏ
- Xay nhỏ quả móc mật thành bột
- Đun sôi các gia vị trên với khoảng 100ml nước cho cô lại
- Bỏ thêm 2 thìa dầu mè và 1 thìa nước tương
- Nêm nếm thêm gia vị, muối, đường,…
Ướp gia vị cho vịt quay
- Nhồi lá móc mật và đổ nước nhân vào vịt xát kĩ lên thành bụng của vịt, lắc đều cho gia vị ngấm
- Mỗi vùng miền sẽ có khẩu vị khác nhau khi nêm nếm các bạn có thể thêm hoặc bớt một đi một chút cũng không sao hết. Ngoài ra quả và lá móc mật cũng có thể thay thế bằng: hồi hoặc quế, nếu vùng miền bạn không quen ăn loại gia vị này hay không tìm mua được.
- Không nên dùng các bột gia vị trộn sẵn vì không đảm bảo an toàn thực phẩm. Tôi đã thử ướp bằng một vài loại và quay thử, khi nếm mùi vị của vịt quay giảm hẳn và không thơm ngon như gia vị tự làm
- Sau khi ướp xong ta khâu chặt lỗ dưới bụng vịt vào bằng tăm xiên hoặc que xiên inox dài khoảng 15cm là đủ
- Buộc chặt miệng khâu vào bằng dây
Bơm vịt
Nhiều người có quan niệm việc bơm vịt là cách làm không hợp vệ sinh lừa người tiêu dùng dùng. Nhưng mục đích bơm vịt ở đây là để phần da vịt tách giới với phần thịt giúp quá trình quay da vịt giòn đều và khiên vịt nở ra trông rất đẹp mắt
Bơm vịt đều tay, từ từ
Chi tiết quá trình bơm vịt
- Có thể dùng máy bơm hoặc bơm tay để thực hiện khâu này.
- Ta lòng ống bơm vào miệng vết cắt tiết xuống khoảng hết cổ vịt là vừa. Lấy tay giữ phần cổ sau đó tiến hành bơm đều và từ từ.
- Khi thấy phần cánh của vịt căng lên là việc bơm đã hoàn tất. Dùng tay đang giữ ở cổ vịt siết chặt lại và kéo ông bơm ra
- Nhanh tay buộc cố định phần cổ vịt lại.
Giữ chặt cổ vịt khí bơm
Trần vịt
- Chuẩn bị một nồi nước khoảng 70 độ C để trần qua vịt.
- Nhúng nhanh và đều từng phần trong vòng 1 – 2 s. Không trần quá lâu hay để nhiệt quá lớn, nếu làm vậy mỡ vịt sẽ chảy ra và làm da vịt khó vào màu dẫn đến da vịt sau khi quay bị nhạt, loang lổ.
Như các bạn có thể thấy nếu làm đúng như tôi hướng dẫn thì vịt đã bắt đầu nở ra trông rất đẹp mắt
Hình ảnh vịt bị trần quá kĩ khiến mỡ vịt bị loang ra
Lên màu
Nước lên màu đặc dễ thấm vào da vịt
- Để món vịt quay lạng sơn của bạn giòn và có màu nâu cánh gián đẹp mắt thì việc lên màu vịt là rất quan trọng
- Đầu tiên ta đun sôi nước sau đó bỏ 100ml mật ong hoặc mạch nha vào
- Sau đó thêm 2 thìa cà phê dấm 2 thìa nước tương và vài lát gừng
- Nêm thêm một chút muối
- Đun sôi hỗn hợp cho đặc lại để nước màu ăn vào da vịt dễ dàng hơn
- Sau đó dùng muỗng dưới lên bề mặt của vịt, ta dưới đều lên khắp bề mặt kể cả những vị trí bị khuất đi như dưới cánh
- Càng dội kĩ thì vịt sau này quay sẽ càng bóng đẹp và ngon.
Vịt được lên vào màu kĩ trông đẹp măt, hấp dẫn
3. Qui trình phơi vịt quay lạng sơn
- Sau khi nhuộm màu xong
- Ta lấy móc móc hoặc dây buộc vào phần cánh để treo vịt lên cho khô, Không móc trực tiếp vào phần da vịt điều này sẽ khiến hơi bơm lúc trước bị thoát ra
- Tiến hành phơi để làm khô phần da của vịt điểu này là rất quan trọng và bắt buộc nếu muốn làm món vịt quay lạng sơn ngon
- Dùng quạt kết hợp để rút ngắn thời gian gian phơi khô xuống xuống nếu không thời gian phơi quá lâu sẽ khiến vịt có nguy cơ bị giảm chất lượng, hỏng.
- Theo kinh nghiệm của tôi thì khoảng 4-6 tiếng thì vịt sẽ khô và ngấm gia vị hoàn toàn. Các bạn có thể kiểm tra bằng cách lấy giấy ăn thấm lên bề mặt của vịt nếu giấy còn dính có nghĩa là da vịt chưa hoàn toàn khô
- Vịt sau khi phơi xong sẽ khô và săn lại, màu da chuyển sang màu nâu nhạt
Phơi vịt nơi thoáng mát kết hợp quạt
4. Cách quay vịt lạng sơn
Khi vịt đã phơi xong ta tiến hành quay vịt
Vịt quay Lạng Sơn với lớp da giòn tách khỏi thịt
Lưu ý lớn nhất của bước này là điều chỉnh nhiệt độ khi quay và lật các mặt của vịt sao cho chín đều. Nếu sử dụng lu quay vịt có kính thì điểu việc điều canh chỉnh nhiệt độ khi quay rất đơn giản và bạn cũng hoàn toàn không cần đụng vào vịt khi đã ở trong lò. Thiết kế lu khép kín của lò sẽ tối ưu lượng nhiệt tuần hoàn khắp bề mặt của vịt, giúp vịt chín đều.
Đa phần ở lạng sơn mọi người đều dùng lu quay vịt cả chỉ một số ít sử dụng máy quay vịt bằng xích mà thôi. Và để vịt quay được chuẩn vị tôi cũng được người dân ở đó khuyên là dùng than hoa
Vì vậy hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách quay vịt bằng lò quay vịt bằng than
Cũng giống như khi bạn rán nem để nem được giòn thì phải rán 2 lần món vịt quay lạng sơn này cũng tương tự như vậy
Các bước quay vịt chia làm hai giai đoạn chính đó là:
Giai đoạn 1 làm chín vịt
- Trước tiên ta mồi than và đợi khoảng 5 phút cho than hồng lên cháy hết các tạp chất.
- Khi thấy than không còn bốc khói nữa ta móc vịt vào giá treo. Nên để các con vịt cách nhau 3-5cm.
- Duy trì nhiệt độ trong lò luôn ở 100-120 độ C trong thời gian 35-40 phút để vịt chín kĩ bên trong.
- Quá trình này chúng ta không cần canh nhiệt quá kĩ vì thế nên hạn chế tối đa số lần mở cửa lò để không làm mất nhiệt đối lưu trong lò.
Giai đoạn 2 lên màu và làm giòn da vịt
- Để lên màu vịt, tiến hành tăng nhiệt trong lò lên 200-250 độ C và duy trì nhiệt độ này trong thời gian từ 10-15 phút liên tục.
- Theo dõi vịt qua ô cửa kính để canh chỉnh nhiệt độ không để lớp da vịt bị cháy quá. Việc này sẽ đơn giản nếu bạn sử dụng lò quay vịt có kính của máy thái long
- Lưu ý: hạn chế không gây mất nhiệt đột ngột như mở cửa hay ngắt nguồn nhiệt. trong quá trình này chỉ tùy chỉnh nhiệt độ qua của gió hoặc lỗ thông hơi phía trên lò
- Đến khi vịt vàng, màu óng đẹp thì chúng ta đã hoàn thành món vịt quay Lạng Sơn thươm ngon
- Mẹo để nhận biết vịt quay đã chín, vịt khi chín sẽ có màu nâu cánh gián đậm rất đẹp mắt và nhẹ hơn vịt sống rất nhiều.
- Thời gian quay vịt bằng lu sẽ chỉ mất khoảng 40-60 phút còn đối với lò bánh xích thì xe lâu hơn tầm 60-80 phút
Và thế là ta đã hoàn thành chế biến xong món vịt quay lạng sơn thơm ngon nổi tiếng rồi !
Vịt quay lạng sơn thơm ngon khó cưỡng
Chặt vịt và bày ra đĩa kèm theo một vài món ăn kèm như: bánh tráng, rau thơm, dưa chuột là bạn đã có một đĩa vịt quay chuẩn lạng sơn thơm ngon rồi
6. Bánh ngải
Đây là một loại bánh nổi tiếng tại vùng núi phía Bắc, đường làm ra từ lá ngải non cùng nước tro sạch cho nhừ, rửa sạch, bỏ xơ và giã nhuyễn bằng cối. Phần xôi nấu chín cũng sẽ được giã nhuyễn cùng lá ngải thành bột mịn. Sau đó một mẻ bánh ngải ra đời với màu xanh độc đáo.
Bên cạnh đó, bánh còn có hương vị đặc trưng, độ thơm dẻo hấp dẫn giúp du khách khó mà quên được dù mới thưởng thức lần đầu. Du khách có thể mua món bánh đặc sản Lạng Sơn với giá 4,000 đến 7,000 VND/ cái. Địa điểm tham khảo này tại các phiên chợ Lạng Sơn hoặc tại các điểm du lịch.
Bánh ngải đặc sản Lạng Sơn là “lụi tim” nhiều tín đồ đam mê ẩm thực@nhacuanang_
7. Ốc đá
Ốc đá hay còn được gọi là ốc núi đá, với đặc trưng chỉ xuất hiện vào mùa mưa. Ốc sẽ được người dân Lạng Sơn bắt sống và mang đi sơ chế sạch, hấp lên cùng sả. Món ăn này mặc dù đơn giản nhưng lại chứa hàm lượng dưỡng chất cao, cùng hương vị cuốn hút khi chấm cùng một chút nước mắm pha riêng.
Ốc đá @internet
Ốc có phần thân giòn giòn, ngon và khá lạ. Đặc biệt, loại ốc này có khả năng chữa bệnh gout hiệu quả, nên không chỉ là món ăn mà đây còn là bài thuốc chữa bệnh hiệu quả được người dân bản xứ lựa chọn khá nhiều. Giá cho mỗi ký ốc đá dao động từ 50,000 đến 100,000 VND.
Du khách có thể tìm thấy món ăn này tại các hàng quán lớn nhỏ tại Lạng Sơn. Một số địa chỉ để bạn tham khảo:
Đồ Sơn Quán: 365 khu Cầu Mười, Bắc Sơn, Sơn Lũng, Lạng Sơn
Lẩu ốc Ku Sửu: 10 Phùng Chí Kiên, chợ Phú Lộc 4, Lạng Sơn
8. Bánh chưng đen
Lạng Sơn có đặc sản gì? Nếu còn thắc mắc này thì Bánh chưng đen sẽ là lựa chọn không thể bỏ qua. Đặc biệt món ăn được lựa chọn khá nhiều vào các dịp Tết.
Bánh được làm từ gạo nếp và tro của rơm nếp hoạch vỏ cây núc nác. Từ đó, mang lại hương vị rất riêng biệt, ấn tượng cho người ăn. Trong nhân bánh ngoài thịt mỡ, đậu xanh thì còn có thêm thảo quả, tạo nên mùi vị rất hấp dẫn cho món ăn.
Mặc dù sở hữu vẻ ngoài có màu đen khá lạ, nhưng món bánh chưng truyền thống này của người dân xứ Lạng, lại mang hương vị rất riêng mà chắc chắn bạn không nên bỏ lỡ khi đến đây.
Mỗi chiếc bánh chưng đen có giá dao động từ 35,000 đến 50,000 VND. Bạn có thể tìm thấy món ăn này tại địa chỉ: Làng du lịch cộng đồng xã, Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Món bánh chưng đen lạ mắt với hương vị ngon khó cưỡng @internet
9. Bánh phồng
Khác với bánh phồng tại miền Nam, bánh phồng tại Lạng Sơn được chế biến từ gạo nếp ngâm cùng tro cây Trà Dù, nên khi ăn vào sẽ có hương vị rất riêng. Đồng thời bánh cũng có hình dáng dạng cây ngắn, phồng ăn vào sẽ giòn tan trong miệng.
Bánh phồng Lạng Sơn @internet
Bánh vừa ngọt, vừa giòn, lại thơm mùi bột chiên lên khá được các bạn trẻ yêu thích lựa chọn là món ăn vặt ngon nhất tại Lạng Sơn. Du khách có thể tìm mua bánh tại các cửa hàng tạp hóa hoặc chợ tại Lạng Sơn với giá chỉ từ 15,000 VND.
10. Bánh áp chao
Đây là một món đặc sản Lạng Sơn nổi tiếng với phần nhân từ thịt vịt, ăn cùng với nước mắm đu đủ pha giấm ớt có mùi hương rất độc đáo, hấp dẫn. Bánh được áp chảo phần ngoài giòn, lớp bột bên trong dẻo dẻo, cùng vị ngọt, kết hợp với thịt vịt thơm ngon sẽ tạo nên trải nghiệm thưởng thức ẩm thực khó quên cho du khách khi đến với xứ Lạng.
Mỗi chiếc bánh áp chao có giá giao động từ 15,000 đến 25,000 VND. Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ sau:
Bánh áp chao Xuân Sửu: 8, Phố Thân Thừa Quý, Vĩnh Trại, Thành phố Lạng Sơn, Lạng Sơn
Món ngon đặc sản xứ Lạng mà bạn không nên bỏ qua @internet
Đặc sản Lạng Sơn không chỉ khiến du khách nhớ mãi không quên về hương vị, mà còn chứa đựng nét văn hóa ẩm thực khác biệt so với nhiều vùng miền khác. Chắc chắn sau một lần nếm thử bạn sẽ “yêu” ngay những món ăn nơi này.