Nội dung chính (Table of Contents)
1. Nghiên cứu khoa học là gì?
Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm… dựa trên những dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới (đây là hướng nghiên cứu hàn lâm) hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn (đây là hướng nghiên cứu ứng dụng).
Người muốn làm nghiên cứu khoa học phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu nhưng chủ yếu là phải rèn luyện cách làm việc tự lực và có phương pháp. Do đó, là sinh viên với những kiến thức hạn chế thực hiện nghiên cứu khoa học càng phải phát huy khả năng tự học để trau dồi những kiến thức cần thiết, đồng thời việc lựa chọn đề tài nên phù hợp với khả năng của mình.
Lợi ích của nghiên cứu khoa học là gì?
Nghiên cứu khoa học sẽ mang lại cho bạn rất nhiều thứ! Bạn sẽ chủ động hơn trong học tập, những phương pháp học tập và tư duy mới sẽ hình thành! Cách thức phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, bạn sẽ giỏi hơn trong giao tiếp, trong cách làm việc nhóm (teamwork)….
Bạn cũng sẽ có được niềm vui từ sự thành công, sự tôn trọng, yêu quý từ mọi người xung quanh bạn! Đặc biệt đây là giai đoạn tiền đề tạo điều kiện cho bạn làm tốt luận văn tốt nghiệp sau này! Hơn nữa, bạn sẽ có những khoản tiền thưởng (thường thì rất ít), bạn còn được cộng điểm, và được các nhà tuyển dụng ưu tiên trong quá trình phỏng vấn!
Tuy nhiên, để thành công trong Nghiên cứu khoa học bạn cũng phải mất đi nhiều thứ. Thời gian, tiền bạc và công sức! Thời gian để tìm tòi, đọc tài liệu, đi thực tế, khảo sát, viết báo cáo… Tiền để photo tài liệu, in ấn, và các chi phí khác! Công sức là rất lớn, bạn sẽ phải nỗ lực tư duy trong một thời gian dài..
2.Các bước thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học
Các bước cần thiết để tiến hành thực hiện nghiên cứu khoa học là gì? Nếu thực sự bạn có niềm đam mê nghiên cứu khoa học, bạn đừng ngần ngại mà hãy bắt tay ngay để thực hiện một công trình khoa học về bất cứ một vấn đề nào đó mà bạn thích! Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, xin hãy làm theo 5 bước sau đây:
2.1. Tìm ý tưởng
Bạn có thể tìm ý tưởng đề tài từ việc đọc sách, báo, Internet, nghe đài… hoặc qua quan sát thực tế. Khi bạn phát hiện ra vấn đề, hãy chọn cho mình một hướng nghiên cứu phù hợp.
2.2. Xác định hướng nghiên cứu
Khi bạn đã tìm ra ý tưởng hãy tìm đọc nhiều tài liệu về vấn đề đó. Chẳng hạn như về “thực trạng vi phạm pháp luật của trẻ em vị thành niên trên địa bàn TP.HCM”, bạn hãy tìm đọc tất cả các loại sách báo viết về chủ đề này.
2.3. Chọn tên đề tài
Sau khi đã có trong tay nhiều tài liệu bạn hãy đặt cho mình tên của đề tài! Lưu ý, tên đề tài phải ngắn gọn và phải thể hiện được vấn đề bạn đang định nghiên cứu. tên đề tài phải thể hiện đầy đủ đối tượng, phạm vi, chủ thể, khách thể, thời gian, không gian nghiên cứu.
2.4. Lập đề cương
Bạn hãy thể hiện ý tưởng của mình thành một đề cương sơ khởi bao gồm những nội dung sau đây:
- Đặt vấn đề
- Mục đích nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu (Phạm vi về không gian, thời gian, đối tượng nghiên cứu)
- Phương pháp nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu
- Các giả thuyết
- Kết cấu đề tài
- Nguồn số liệu, tài liệu tham khảo
2.5. Tham khảo ý kiến của giảng viên
Sau khi đã lập được đề cương sơ khởi bạn nên chủ động tìm gặp giảng viên đẻ họ tư vấn cho bạn!
Lưu ý bạn nên hẹn trước thầy cô và nhớ mang theo đề cương cũng như viết sẵn những vấn đề mà bạn cần tư vấn nhé!
Chú ý các bước 1-2-3-4-5 này ta điều chỉnh và thực hiện linh hoạt nhé.
2.6. Thu thập dữ liệu nghiên cứu
Công việc thu thập dữ liệu nghiên cứu tùy theo tính chất của từng loại số liệu và đề tài mà các bạn có thể chọn những nguồn như
+ Dữ liệu thứ cấp dữ liệu này có thể được xin từ các báo cáo từ các nghiên cứu khác hoặc tổng hợp từ các nguồn khác mà không phải đo lường trực tiếp
+ Dữ liệu sơ cấp các bạn có thể tiến hành thu thập qua các cuộc khảo sát phỏng vấn trực tiếp vẫn online hoặc quan sát và ghi chép thông tin
Bước 2.7 làm sạch và phân tích dữ liệu
Dữ liệu cần được làm sạch loại bỏ các phiếu trả lời hoặc những dòng dữ liệu không chính xác hoặc thiếu thông tin. Sau đó sử dụng các phân tích thống kê hợp lý từ đó giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu một cách chính xác
Xem thêm: Dịch vụ hỗ trợ phân tích SPSS
2.8 Báo cáo nghiên cứu
Việc báo cáo nghiên cứu các bạn có thể thực hiện bằng cách viết ra như một bài báo cáo về luận văn, có thể là một báo cáo ngắn cũng có thể là làm slide và thuyết trình.
3. Các hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học
3.1. Đề tài
Đề tài nghiên cứu là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học, được đặc trưng bởi một nhiệm vụ nghiên cứu và do một người hoặc một nhóm người thực hiện.
Đề tài định hướng chủ yếu vào việc trả lời những câu hỏi mang ý nghĩa học thuật là chủ yếu, nhằm làm hoàn thiện và làm phong phú thêm hệ thống tri thức khoa học, có thể chưa quan tâm nhiều đến ứng dụng thực tế.
3.2. Dự án
Dự án là một loại đề tài có mục đích ứng dụng cụ thể về kinh tế và xã hội; chịu sự ràng buộc của kỳ hạn và nguồn lực. Như vậy, nội dung nghiên cứu của dự án thường không định hướng nhiều vào ý nghĩa học thuật, mà chủ yếu nhằm giải quyết một nhu cầu cụ thể trong hoạt động thực tế.
3.3. Chương trình
Chương trình là một tập hợp các đề tài và/hoặc dự án, được tập hợp theo một mục đích xác định. Các đề tài và /hoặc dự án này có thể mang tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện các đề tài/dự án có thể không có sự đòi hỏi quá cứng nhắc về trình tự và hạn định thời gian, nhưng những nội dung đặt ra trong một chương trình thì đòi hỏi một cơ cấu đồng bộ, có sự hỗ trợ nhau giữa lý thuyết và ứng dụng thực tiễn.
4. Lưu ý khi chọn đề tài nghiên cứu khoa học
Có hai hướng quyết định một đề tài nghiên cứu:
Thứ nhất: Đề tài do một cấp nào đó chỉ định xuất phát từ nhu cầu thực tế. Nhiệm vụ của một người nghiên cứu là phải chấp hành, trước hết tìm mọi luận cứ chứng minh tính cần thiết của nhiệm vụ nghiên cứu này.
Thứ hai: Đề tài cũng có thể do bản thân tự chọn. Trong trường hợp được tự chọn đề tài, người nghiên cứu cần xem xét một số yếu tố, sắp xếp theo các cấp độ quan trọng sau:
– Đề tài có cấp thiết phải nghiên cứu hay không? Tính cấp thiết thể hiện ở mức độ ưu tiên giải đáp những nhu cầu lý luận và thực tiễn đã được xem xét. Nếu chưa cấp thiết thì dành kinh phí và quỹ thời gian cho những hướng nghiên cứu cấp thiết hơn. Tính cấp thiết được giải trình cụ thể theo một số nội dung sau:
- Tại sao phải làm đề tài này? Không có đề tài này có được không?
- Địa phương khác, ngành khác, nước khác đã giải quyết vấn đề này như thế nào?
– Có đủ điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài không ? Điều kiện nghiên cứu bao gồm cơ sở thông tin, tư liệu; phương tiện thiết bị; quỹ thời gian và năng lực, sở trường của những người tham gia.
Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu khoa học là gì, cách bước để thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích phần nào cho các bạn trong việc hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.