Skip to content
23/09/2023
Trending Tags
Chiến tranh Nga-Ukraine Trương Mỹ Lan Đông Nam Á Nữ hoàng Elizabeth II Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Khủng hoảng kinh tế Kinh tế thế giới News

SESOMR

Tin tức, bình luận, đánh giá và nghiên cứu thị trường

  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Văn hóa
  • Thị trường
  • Kinh tế trong nước
  • Thế giới
    • Kinh tế
    • Chính trị
  • Dịch vụ
    • Dịch vụ trọn gói
    • Doanh nghiệp vừa và nhỏ
    • Phỏng vấn nhóm
    • Phân tích và báo cáo
  • Ý kiến chuyên gia
  • Du lịch
  • Liên hệ
  • Kinh tế
  • Tử vi phong thủy
  • Điểm chuẩn 2023
  • BSS news
  • Dịch vụ SPSS
  • HTNC1
  • Home
  • Văn hóa
  • Phong tục đón tết Trung thu của người Việt
  • Văn hóa

Phong tục đón tết Trung thu của người Việt

On 2 tháng Ago
Nguyen Manh Hung

Tết Trung Thu là một trong những lễ hội cổ truyền của Việt Nam, được công nhận là “Tết thiếu nhi”, nên vào dịp này, trên đường phố người ta thường thấy rất nhiều đèn lồng, đèn ông sao, trống, mặt nạ, đầu sư tư… đều là những món đồ chơi cho trẻ em. Bên cạnh đó, Trung thu cũng là tết đoàn viên, là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam bởi nó mang cho mình nguồn gốc cũng như ý nghĩa đầy thú vị. Nhưng có lẽ không phải ai trong chúng ta cũng biết rõ về sự tích huyền bí cũng như phong tục của ngày tết trung thu, chỉ biết vào ngày này trăng sáng nhất, tròn nhất và mọi người quây quần bên mâm cỗ.

https://homnay.vietnamdaily.org/wp-content/uploads/2022/12/word-image-128-1.png

Tết Trung thu xưa qua tranh vẽ

Nội dung chính (Table of Contents)

  • Nguồn gốc và ý nghĩa tết trung thu
  • Phong tục Tết Trung Thu về tục chơi đèn lồng
  • Phong tục Tết Trung Thu về tục ngắm trăng
  • Phong tục Tết Trung Thu về việc phá cỗ
  • Phong tục tết trung thu về múa Lân
  • Phong tục cắt bánh trung thu
    • Related posts:

Nguồn gốc và ý nghĩa tết trung thu

Nhiều người bảo rằng tết Trung Thu của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng trên thực tế khi đi vào những giai thoại thì người Việt Nam và Trung Quốc đều có những nguồn gốc về tết trung thu khác nhau.

Nếu như Trung thu của người Trung Quốc nhắc đến chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ thì ở Việt Nam lại thêu dệt nên câu chuyện về chú Cuội và chị Hằng.

https://homnay.vietnamdaily.org/wp-content/uploads/2022/12/word-image-128-2.png

Chú Cuội và chị Hằng Nga trong truyền thuyết của người Việt

Hay từ câu chuyện lịch sử Trung Quốc thời nhà Đường, nguồn gốc của Tết Trung Thu gắn liền với nàng Dương Qúy Phi. Nàng là một trong tứ đại mỹ nhân làm nên giai thoại đất nước Trung Hoa bấy giờ. Cũng chính vì vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà bị triều thần cho rằng nàng mê hoặc nhà vua Đường Huyền Tông chìm đắm trong tửu sắc bỏ bê triều chính. Đường Huyền Tông buộc phải ban phát cho sủng phi của mình dải lụa trắng để củng cố triều đình trong niềm tiếc thương vô hạn. Vì niềm thương tiếc khôn nguôi ấy đã làm lay động các tiên nữ, vào đêm trăng sáng nhất của mùa thu, vua đã được đưa lên trời gặp lại Dương Qúy Phi. Sau khi về trần gian ông đặt ra Tết Trung thu để tưởng nhớ đến vị sủng phi của mình.

Còn ở Việt Nam,Tết Trung Thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng Tám. Nhiều người cho rằng đây là một nét văn hóa du nhập từ Trung Quốc trong thời gian Việt Nam bị phương Bắc đô hộ. Tuy nhiên, có tài liệu ghi chép lại rằng, Tết Trung thu được tổ chức dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long. Là dịp mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, cho con dân ấm no.

 

Phong tục Tết Trung Thu về tục chơi đèn lồng

Tết trung thu không thể thiếu đi hình ảnh chiếc đèn lồng nhiều màu sắc sáng rực rỡ dưới ánh trăng vàng. Đối với người dân Trung Hoa, đèn lồng được treo trước cửa nhà và tượng trưng cho sự may mắn bình an. Một số lại được làm thành dạng đèn hoa đăng, sau khi ghi những ước nguyện vào thì thả trôi bờ sông mang lời cầu nguyện đi xa.

https://homnay.vietnamdaily.org/wp-content/uploads/2022/12/word-image-128-3.png

Đèn lồng của người Việt Nam là sự biểu hiện của ấm no và hạnh phúc gia đình.

Còn đối với người Việt, đèn lồng trung thu được làm cho trẻ em chơi trung thu là chính. Những chiếc đèn với vô số hình dáng từ bông hóa, cá, gấu…vô cùng xinh đẹp sáng rực đêm trung thu. Đèn lồng Việt Nam làm thủ công từ tre và giấy gió, tô vẽ bên ngoài đèn là những nét vẽ đường thêu vô cùng đặc sắc. Đèn lồng của người Việt Nam là sự biểu hiện của ấm no và hạnh phúc gia đình.

Phong tục Tết Trung Thu về tục ngắm trăng

Vào dịp Tết Trung Thu hầu hết người dân Trung Hoa sẽ đổ ra đường để chiêm ngưỡng vẻ đẹp trăng trằm. Khoảnh khắc trăng lên vô cùng thiêng liêng với nhiều người, ánh trăng là biểu hiện sự sum vầy của các thành viên trong gia đình với nhau.

Còn ở Việt Nam, trăng có một ý nghĩa rất to lớn của đất nước có nền văn hóa lúa nước. Ngày rằm tháng 8 là lúc cảnh trời đất đẹp nhất, khí hậu mát mẻ, ánh trăng sáng soi rõ từng cảnh vật về đêm. Thời điểm này cũng là lúc việc nông nhàn nhất, mọi người khi đó có thể thảnh thơi ngắm cảnh thưởng nguyệt mà hòa mình vào đất trời. Sau khi quây quần cùng nhau phá cỗ thì các gia đình sẽ sum vầy trên ban công hay tìm chỗ trên cao để cùng nhau ngắm ánh trăng rằm. Dưới ánh trăng sáng các ông bố bà mẹ cũng thường kể về giai thoại “chú Cuội ngồi gốc đa” cho con mình nghe.

https://homnay.vietnamdaily.org/wp-content/uploads/2022/12/word-image-128-4.png

Tết đoàn viên qua tranh vẽ (Nguồn Internet)

Phong tục Tết Trung Thu về việc phá cỗ

Vào dịp trung thu mỗi gia đình Việt đều bày cỗ với đầy đủ nào là bánh trung thu, kẹo, mía, thị,bưởi, dưa hấu…tùy vào từng gia đình mà cỗ được trang trí khác nhau. Khi ánh trăng lên tới đỉnh đầu chính là lúc mà mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị của tết trung thu. Mâm cỗ trung thu là để cũng trăng và tế trời đất cùng cầu mong cuộc sống tốt lành, mùa màng bội thu và sự đoàn viên trong gia đình.

Phong tục tết trung thu về múa Lân

Tết Trung Thu, khắp đường làng, ngõ phố nhộn nhịp tiếng trống cùng những điệu múa Lân. Người Trung Quốc múa lân vào dịp Tết Nguyên Đán còn người Việt lại múa Lân vào dịp Tết Trung thu. Thường múa Lân sẽ được tổ chức vào đêm 14 và đêm 15. Đội múa Lân gồm có một người đội chiếc đầu lân và chỉ huy cả đội múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Con Lân tượng trưng cho điềm lành vì vậy múa Lân đêm trung thu là ước mong cho những điềm lành đến với mọi nhà.

Phong tục cắt bánh trung thu

Dường như bánh trung thu đã trở thành một thức bánh chỉ có vào dịp tết trung thu và không thể thiếu của mọi nhà. Bánh trung thu biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình. Ban đầu, bánh trung thu có hình dáng tròn, tượng trưng cho sự đoàn kết và hoàn chỉnh. Dần dần, bánh được biến dạng thành hình vuông, có lẽ vì mỹ thuật và dễ xếp trong hộp vuông, vừa đủ bốn chiếc một hộp. Bên ngoài bánh, phía trên mặt vẽ một vòng tròn ngay trung tâm bằng lòng đỏ trứng gà, trông như vầng trăng chiếu sáng…

Thường bánh trung thu sẽ được cắt bằng với đúng số thành viên trong gia đình. Miếng bánh càng đều thì gia đình càng hạnh phúc hòa thuận.

https://homnay.vietnamdaily.org/wp-content/uploads/2022/12/word-image-128-5.png

Mâm cỗ Trung thu

Tết Trung Thu là một phong tục ý nghĩa từ lâu đời không chỉ ở Việt Nam, Trung Quốc mà còn ở các nước trong châu Á khác như:

Ở Nhật Bản: Ngày nay, người Nhật không còn sử dụng lịch âm lịch, tuy nhiên Tết Trung thu vẫn được tổ chức rầm rộ và được gọi là Lễ ngắm trăng.

Ở Hàn Quốc: Ngày lễ rằm tháng 8 ở Hàn Quốc có tên Chuseok. Kéo dài trong 3 ngày, là khoảng thời gian mọi người nghỉ ngơi và quanh quần bên gia đình, dù con cái ở xa cũng phải quay về đoàn tụ cùng cha mẹ.

Ở Thái Lan: Tết Trung thu ở Thái Lan được gọi là “lễ cầu trăng”, tổ chức vào đúng ngày 15/8 âm lịch.

Ở Malaysia: Người Malaysia cũng thường làm bánh Trung thu trong ngày rằm tháng 8. Ngoài ra, họ cũng thắp đèn lồng trong ngày này. Trong ngày này, người dân cũng tổ chức múa lân, múa sư tử và các hoạt động vui chơi giải trí được yêu thích khác.

Ở Philippines:Tết Trung thu ở Philippines thường được tổ chức và lưu truyền bởi những người gốc Hoa sinh sống và làm việc tại nước bản địa.

Ở Campuchia: Lễ hội trông trăng ở Campuchia diễn ra muộn hơn hẳn, thường là vào rằm tháng 10 âm lịch chứ không phải vào 15/8 như các nước khác./.

 

Related posts:

Bàn luận về văn hoa xếp hàng của người Việt Nam hiện nay
Làng xã Việt xưa và nay
Những điểm phải đến khi tham quan làng cổ Đường Lâm
Hướng dẫn tham quan Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam
In Văn hóa

Văn hóa

  • Phong tục đón tết Trung thu của người Việt
  • Làng xã Việt xưa và nay
  • Bàn luận về văn hoa xếp hàng của người Việt Nam hiện nay
  • Những điểm phải đến khi tham quan làng cổ Đường Lâm
  • Hướng dẫn tham quan Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam

Du lịch

  • Chợ hoa Quảng Bá- chợ hoa đêm nổi tiếng Hà Nội
  • Những điểm phải đến khi tham quan làng cổ Đường Lâm
  • Khám phá Bãi Đá Sông Hồng giữa lòng Hà Nội
  • Hướng dẫn tham quan Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam
  • Top 10 món đặc sản tuyệt cú mèo của Lạng Sơn không thể bỏ lỡ

Phân tích và bình luận

  • Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng như thế nào đến phần còn lại của thế giới
  • Phát triển thị trường bất động sản bền vững, từ đó làm đòn bẩy cho tăng trưởng
  • Chế tài như thế nào trong việc xử lý ô nhiễm tiếng ồn để đủ sức răn đe?
  • Nữ streamer sẽ bị xử lý ra sao về phát ngôn không chuẩn mực, xúc phạm đến lãnh đạo cấp cao của Nhà nước?
  • Góc nhìn về diễn biến giá thép qua kết quả lợi nhuận của ngành thép 6 tháng đầu năm 2022

Ý kiến chuyên gia

  • Phát triển thị trường bất động sản bền vững, từ đó làm đòn bẩy cho tăng trưởng
  • Chế tài như thế nào trong việc xử lý ô nhiễm tiếng ồn để đủ sức răn đe?
  • Doanh nghiệp sở hữu hệ thống quản trị tốt vượt qua bất ổn – Gặt hái nhiều lợi ích kinh doanh và dễ dàng tiếp cận thị trường
  • Chuyển đổi số trong bất động sản- xu hướng tất yếu và triển vọng cho các doanh nghiệp
  • Biện pháp chế tài như thế nào về tội phạm tiền ảo?

Nghiên cứu khoa học sinh viên

  • Phân biệt câu hỏi nghiên cứu và bảng câu hỏi trong nghiên cứu
  • Đối tượng nghiên cứu là gì
  • Phạm vi nghiên cứu là gỉ?
  • Chủ thể nghiên cứu là ai?
  • Khách thể nghiên cứu là gì?

Cùng chủ đề bạn đang xem

  • Văn hóa
Nguyen Manh Hung
On 2 tháng Ago

Làng xã Việt xưa và nay

  • Văn hóa
Nguyen Manh Hung
On 2 tháng Ago

Bàn luận về văn hoa xếp hàng của người Việt Nam hiện nay

  • Du lịch
  • Văn hóa
Nguyen Manh Hung
On 3 tháng Ago

Hướng dẫn tham quan Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam

  • Du lịch
  • Văn hóa
Nguyen Manh Hung
On 3 tháng Ago

Những điểm phải đến khi tham quan làng cổ Đường Lâm

Liên hệ

Công ty TNHH Dịch vụ và Giải pháp SESO 

MSDN: 0107498740

Địa chỉ: 221/6 đường Hoàng Mai, P. Hoàng Văn Thụ, Q. Hoàng Mai, TP.Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 096 223 6186

Chuyên cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu

Bản đồ

Hot tag

Bitcoin Chiến tranh Nga-Ukraine Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Dự báo Giá cả Khủng hoảng kinh tế Kinh tế thế giới Mạng xã hội News Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường giá rẻ Nữ hoàng Elizabeth II Pháp luật Thị trường trong nước Tiền điện tử Trương Mỹ Lan Tài chính Tỷ phú Xe đạp điện Xu hướng thanh toán Đông Nam Á
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Văn hóa
  • Thị trường
  • Kinh tế trong nước
  • Thế giới
  • Dịch vụ
  • Ý kiến chuyên gia
  • Du lịch
  • Liên hệ
  • Kinh tế
  • Tử vi phong thủy
  • Điểm chuẩn 2023
  • BSS news
  • Dịch vụ SPSS
  • HTNC1
Copyright All right reserved | Theme: Telegram by Themeinwp